【詩歌について Về thi ca

 

俳句まり   5/7/5

Quy định thơ Haiku   5/7/5 

俳句には二つの決まりがあります。その一つは5/7/5という音の数です。「音の数」というのはかな一文字を一つの音と数えた時の数です。つまり「あああああ/あああああああ/あああああ」で5/7/5です。中には6/7/55/6/5の俳句もありますが、原則は5/7/5です。昔から日本人の耳には5/7/5のリズムが心地いいのです。ベトナム人の皆さんの耳にはどうですか。

Trong thơ Haiku tồn tại hai nguyên tắc. Thứ nhất là số lượng âm tiết 5/7/5. Một chữ kana tính là một âm tiết. Nói cánh khác, nhịp 5/7/5 sẽ là "aaaaa/aaaaaaa/aaaaa". Trong đó cũng những bài Haiku có số âm tiết là 6/7/5 hay 5/6/5, nhưng quy tắc chung vẫn là 5/7/5. Bởi từ xưa người Nhật nghe nhịp 5/7/5 rất êm tai. Thế còn đối với tai của người Việt Nam thì sao? 

 

俳句の決まり  季語

Quy định thơ Haiku  Quý ngữ 

5/7/5」のほかのもう一つの決まりは「季語」です。それは俳句の中に季節を表す言葉を入れるということです。例えば桜は春、ゆかたは夏、もみじは秋、雪は冬を表します。

Ngoài nguyên tắc "5/7/5" còn một nguyên tắc nữa là "quý ngữ". Đó là việc đưa các từ ngữ chỉ mùa vào trong thơ Haiku. Ví dụ như hoa anh đào chỉ mùa xuân, yukata chỉ mùa hè, lá đỏ chỉ mùa thu, tuyết chỉ mùa đông.

 

しかし、日本は四季がはっきりしていますが、ベトナムは暑い夏が長く、春や秋は短いです。また季節の行事や習慣も日本と違います。ですから、皆さんが俳句を作る時は季語について考えなくてもいいと思います。 

Tuy nhiên, trong khi Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt thì tại Việt Nam, mùa hè nóng bức kéo dài, còn mùa xuân với mùa thu lại ngắn ngủi. Thêm nữa, các lễ hội hay phong tục tập quán mỗi mùa cũng khác so với Nhật Bản. Chính vì vậy, trong lúc làm thơ Haiku, các bạn không nên nghĩ đến quý ngữ cũng không sao.

 

俳句を作る  俳句は心のスケッチ

Sáng tác thơ Haiku  Bản phác thảo của tâm hồn 

俳句は心のスケッチです。心の中に描く、あるいは心で感じる。まず、対象をよく観察することが大切です。目で見るだけではありません。目を閉じて、耳で聞いてみましょう。目も耳も閉じて、鼻でかいでみましょう。触った感じ、口の中に入れた感じ。もちろん、心に溢(あふ)れるうれしさ、悲しさ、さびしさ。全部の感覚を使ってよく観察します。

Thơ Haiku là bản phác thảo của tâm hồn, vẽ trong tâm hồn hoặc là cảm nhận bằng trái tim. Trước tiên việc quan sát đối tượng là rất quan trọng. Không chỉ nhìn ngắm bằng mắt. Hãy nhắm mắt lại và thử lắng nghe. Hãy nhắm mắt và bịt tai lại, dùng mũi để ngửi thử. Chạm để cảm nhận, đưa vào miệng để cảm nhận… Tất nhiên, phải sử dụng toàn bộ giác quan để quan sát kỹ niềm vui, sự đau khổ hay nỗi buồn tràn ngập trong tâm hồn.

 

ですから、頭の中だけの、現実を見ない想像はだめです。例えば、ベトナムにいて雪やもみじを言うのはうそです。冬に夏を想像するのもうそです。必要な道具は紙と鉛筆だけです。

Vì thế chỉ tưởng tượng trong đầu mà không nhìn hiện thực là không được. Ví dụ, ở Việt Nam mà nói về tuyết và lá đỏ là nói dối. Đang mùa đông mà tưởng tượng là mùa hè cũng là nói dối. Những dụng cụ cần thiết chỉ là giấy và bút chì mà thôi.

 

対象は身の回りのいろいろな風景です。花や雨、風、鳥の声などの自然。お祭りや夏休みなどのイベント。コーヒーショップ、バスの中、家族などの場所や人。色、形、音、大きい、小さい、暑い、寒い、強い、弱い、美しい、汚い。対象をよく見て浮かんだ言葉、そして自分の感動をメモしましょう。

Đối tượng là phong cảnh đa dạng xung quanh chúng ta. Đó là thiên nhiên của hoa, mưa, gió và tiếng chim. Là những sự kiện như lễ hội hay kì nghỉ hè. Là những nơi như quán cà phê, trong xe buýt, hay những người trong gia đình. Màu sắc, hình dáng, âm thanh, to, nhỏ, nóng, lạnh, mạnh, yếu, đẹp, xấu... Quan sát kỹ đối tượng và hãy ghi lại những từ ngữ hiện lên trong đầu cùng với cảm xúc của bản thân. 

 

俳句を作る  一つに集中

Sáng tác thơ Haiku  Tập trung vào một cảm xúc 

俳句は5/7/517音で作ります。とても短いですから、たくさんのことは言えません。いや、むしろ一つだけの感動に集中しましょう。例えば#33の場合、「ハンカチとセーターほしい寒さかな」ではなく「ハンカチが一枚ほしい」としたところがいいです。

Thơ Haiku được tạo nên với 17 âm tiết 5/7/5. Vì rất ngắn nên không thể nói được nhiều thứ. Không, chúng ta hãy tập trung vào một cảm xúc thôi. Ví dụ trường hợp bài #33, không phải là "trời lạnh muốn khăn tay và áo len" mà là "muốn một chiếc khăn tay".

 

また、「うれしい、楽しい、悲しい、さびしい」など感情を表す言葉は言わない方がいいです。直接言わないで、間接的にその感情を表すのが俳句の面白いところです。例えば#35の場合、「秋の日の光輝くきれいだな」ではなく「あざやかに」としたところがいいのです。また、#53の場合、「青い空さびしく小鳥が鳴いている」ではなく「風になりたい鳥の声」としたところがいいのです。もし、感動が二つあるなら、二つの俳句に分けるべきです。

Hơn nữa, không nên dùng những từ thể hiện cảm xúc như là "hạnh phúc, vui vẻ, đau buồn, cô đơn". Điểm thú vị của thơ Haiku là không nói trực tiếp mà biểu hiện cảm xúc một cách gián tiếp. Ví dụ trường hợp bài #35, không phải là "mặt trời mùa thu chiếu ánh sáng đẹp" mà là "một cách chói lọi". Ví dụ khác là trường hợp bài #53, không phải là "bầu trời xanh con chim nhỏ buồn rầu hót" mà là "muốn biến mình thành gió, tiếng chim hót". Nếu có 2 cảm xúc thì nên viết riêng 2 bài Haiku. 

 

俳句を作る  5/7/5に並べる

Sáng tác thơ Haiku  Sắp xếp thành 5/7/5 

対象をよく見て集めたいろいろな言葉を5/7/5に並べましょう。例えば、#28の場合、公園のベンチに座って木々を見ていました。「公園、青空、風、鳥、木、葉、緑、黄色い、散る、秋、涼しい」などの言葉が集まりました。先ず、それらの言葉を使って、自分の感動を普通の文章に表しましょう。「風が吹いた。黄色い葉が散った。秋が来たのかもしれない。」その上で、5/7/5に整理します。まだ暑い毎日ですが、ちょっと吹いた涼しい風に「あっ、秋が来たのかな?」と感じたことを俳句に表しました。「風が吹く/黄色い葉が散る/あ、秋かな」 

Quan sát kỹ đối tượng rồi sắp xếp những từ ngữ thu thập được thành 5/7/5. Ví dụ trường hợp bài #28, ta ngồi trên ghế đá nhìn hàng cây. Tập hợp những từ như là “công viên, bầu trời xanh, gió, chim, cây, lá, màu xanh lá, màu vàng, rơi, mùa thu, mát mẻ”. Trước tiên, ta sử dụng những từ đó, rồi biểu thị cảm xúc của bản thân mình thành câu văn bình thường. “Gió thổi. Lá vàng rơi. Có lẽ mùa thu đến rồi.” Dựa vào đó, ta sắp xếp thành 5/7/5. Dù rằng vẫn là những ngày nóng bức, nhưng khi thấy một cơn gió se se lạnh thổi, ta thể hiện cảm xúc: "A! mùa thu đến rồi ư?" thành thơ Haiku. "Gió thổilá vàng rụngôi! mùa thu!?"

 

俳句を楽しむ  正しく読む

Thưởng thức thơ Haiku  Đọc chính xác 

俳句を楽しむ最初は「正しく読む」ということです。俳句で使われているそれぞれの言葉の意味を正しく理解しなければなりません。作者の感動を正しく受け止めることです。その上で、俳句を鑑賞することになります。その場合、自分の経験を踏まえながら「だれが、いつ、どこで、何を、なぜ、どうした」を想像するのです。うれしい、悲しい、美しい、汚いなどの感情、感覚は昔も今も、またベトナム人も日本人もそれほど変わるわけではありません。 

Việc đầu tiên khi thưởng thức thơ Haiku là “đọc chính xác”. Ta phải lý giải đúng ý nghĩa của mỗi một từ được sử dụng trong thơ Haiku. Ta phải tiếp nhận đúng cảm xúc của tác giả. Dựa trên đó ta sẽ thưởng thức thơ Haiku. Trong trường hợp đó, ta sẽ vừa dựa trên kinh nghiệm của bản thân vừa tưởng tượng "ai, khi nào, ở đâu, cái gì, tại sao, thế nào?" Vì dù là ngày xưa hay bây giờ, dù là người Việt hay người Nhật thì những tình cảm hay cảm xúc như: vui, buồn, đẹp đẽ, dơ bẩn…cũng không thay đổi mấy.

 

例えば、Phạm Thị Trang Nhungさんの俳句、1「バスに乗ってやさしい母をまだ見ます」を考えましょう。「バス、乗る、やさしい、まだ」などの言葉を正しく理解しましょう。分からない言葉は辞書を見たり、友達や先生に聞いてください。

Ví dụ, các bạn hãy suy nghĩ về bài #1 của Phạm Thị Trang Nhung "Lên xe buýt rồibóng mẹ hiềncon vẫn dõi theo". Hãy hiểu đúng các từ ngữ "xe buýt, lên xe, hiền hậu, vẫn". Hãy thử tra từđiển những từ không hiểu hoặc hỏi bạn bè hay thầy cô. 

 

俳句を楽しむ 頭と心をふくらませる

Thương thức thơ Haiku  Thổi phồng đầu óc và trái tim 

その次に考えましょう。どこでバスに乗りましたか? どこへ行きますか? いつですか? なぜお母さんを見ますか?

Tiếp theo hãy suy nghĩ. Tác giả leo lên xe buýt ở đâu vậy? Xe buýt đi đâu vậy? Khi nào vậy? Tại sao lại nhìn mẹ vậy?

 

「母を見ます」つまりお母さんが見送りに来てくれたのですから、毎日乗るバスではありません。きっとふるさとのバスでしょう。では、どこへ行きますか?きっとふるさとからハノイへ行くのでしょう。なぜハノイへ行きますか?いつですか?きっと夏休みが終わる日ではないでしょうか。もうすぐ学校が始まりますから。

"Con vẫn dõi theo" có nghĩa là vì mẹ mẹ ra tiễn nên không phải là chiếc xe buýt mà Nhung đi hằng ngày. Nhất định là chiếc xe buýt của quê. Thế thì là đi đâu vậy? Nhất định là từ quê đi lên Hà Nội rồi. Tại sao lại đi Hà Nội vậy? Khi nào vậy? Nhất định chẳng phải là ngày kì nghỉ hè kết thúc hay sao? Đó là vì sắp bắt đầu năm học rồi.

 

そのように想像が広がります。お母さんと別れるNhungさんの気持ちはどうですか?お母さんの気持ちはどうですか?バスが走り出しました。お母さんがだんだん遠くなります。皆さんの頭と心をふくらませてください。

Tưởng tượng như thế này sẽ mở rộng dần ra. Tâm trạng của Nhung khi chia tay mẹ như thế nào? Tâm trạng của người mẹ như thế nào? Xe buýt đã chạy. Người mẹ dần dần rời xa. Hãy thổi phồng đầu óc và trái tim của mọi người lên nhé.

 

次の例を見て見ましょう。Trần Diệu Anhさんの俳句、#24水の上ハスの花びらゆれている」です。まず、「ハス、花びら、ゆれる、~ている」の意味を調べてください。その次に「だれが、いつ、どこで、何を、なぜ、どうした」を考えます。皆さんのふるさとの池、ふるさとのハスはどうですか? 大きいですか? 色は? 形は? 花だけでなく、葉は? 水は? ほかに何がいますか? かえる? 鳥? ハス茶を作る人? どんどん想像をふくらませましょう。また、ベトナム人にとってのハスの意味を考えると、更に深い理解が得られます。

Hãy xem ví dụ tiếp theo nhé. Ví dụ #24 của Trần Diệu Anh "Trên mặt nướccánh hoa senđang đung đưa" Đầu tiên hãy tìm hiểu ý nghĩa của những từ "ハス、花びら、ゆれる、~ている". Tiếp theo hãy suy nghĩ xem “ai, khi nào, ở đâu, cái gì, tại sao, đã làm gì” nhé. Ở ao của quê các bạn, hoa sen ở quê thì như thế nào? Nó có to không? Màu sắc, hình dạng thì sao? Không chỉ hoa mà còn lá thì sao? Nước thì sao? Ngoài ra thì có gì khác không? Ếch? Chim? Người làm chè sen? Hãy dần dần thổi phồng trí tưởng tượng lên. Hơn nữa, hãy suy nghĩ về ý nghĩa của hoa sen đối với người Việt Nam, và một lần nữa có thể lý giải sâu hơn.

 

もう一つの例を考えます。Trịnh Thanh Thanhさんの俳句、#52「夜深くみんなは寝たが風の音」です。「夜深く」は何時ごろでしょうか。家族も、そして犬や猫も寝ていますから、もう12時を過ぎているでしょう。勉強している私の鉛筆が紙の上をすべる音。そして、風が時々窓や戸をコトコト揺する音。穏やかな優しい音、それだけ。それは昼間のにぎやかな、うるさい音の反対です。静かな世界を感じませんか。

Hãy suy nghĩ về một ví dụ nữa nhé. Ví dụ #52 của Trịnh Thanh Thanh "Đêm khuyamọi người đã ngủ saychỉ còn tiếng gió". "Đêm khuya" là mấy giờ vậy. Gia đình, mèo và chó cũng đã ngủ rồi, nên chắc khoảng hơn 12 giờ. Có tiếng bút của tôi đang học trượt trên giấy. Và rồi thỉnh thoảng có âm thanh cót két của gió làm đung đưa cửa sổ và cửa chính. Âm thanh nhẹ nhàng êm đềm, chỉ có thế thôi. Nó trái ngược với tiếng ồn ào, náo động vào ban ngày. Bạn cảm nhận được một thế giới yên tĩnh chưa?

 

皆さん、1には優しい心があります。#24は色とりどりの絵があります。そして#52には穏やかな音があります。自分の体験、自分の感動に合わせて想像すると、世界が広がり、きっと俳句の楽しさを感じるでしょう。 

Các bạn, trong bài #1 có một trái tim dịu dàng. Trong bài #24 có một bức tranh đầy màu sắc. Và ở bài #52 có một âm thanh nhẹ nhàng. Hãy kết hợp kinh nghiệm và cảm xúc của bản than và tưởng tượng, thế giới như rộng ra, nhất định bạn hãy cảm nhận sự vui vẻ của thơ Haiku. 

 

短歌  Đoản ca

短歌は5/7/5/7/7の合計31の音からできています。短歌の歴史は俳句よりずっと古く、今から1300年以上も前の7世紀ごろにできたと言われています。実は、俳句は短歌の前の部分の5/7/5だけを取って独立させたもので、17世紀ごろに作られ始めた比較的新しい文学形式です。

Thơ Đoản ca được tạo thành từ tổng cộng 31 âm tiết theo nhịp 5/7/5/7/7. Lịch sử của Đoản ca cổ hơn so với thơ Haiku, và được cho là hình thành từ khoảng thế kỉ thứ 7 tức là hơn 1300 năm về trước. Trên thực tế thơ Haiku là một hình thức văn học khá mới được bắt đầu hình thành từ khoảng thế kỉ 17, nó tồn tại độc lập và lấy từ phần đầu 5/7/5 của Đoản ca.

 

短歌も俳句と同じように季節や動植物などの自然、人生の喜びや悲しみ、家族や恋人との愛情などを表現します。短歌も俳句も目で見るだけでなく、声に出して読んでください。音のリズムも大切ですから。

Thơ Đoản ca cũng như thơ Haiku đều mô tả thiên nhiên như bốn mùa, động thực vật, niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời, tình cảm gia đình và tình yêu đôi lứa. Đoản ca cũng như thơ Haiku không chỉ nhìn bằng mắt mà các bạn hãy đọc thành tiếng. Vì nhịp điệu của âm tiết cũng rất quan trọng.

 

ベトナムの詩・日本の詩  Thi ca Việt Nam, Thi ca Nhật Bản

次はベトナムの最も有名な詩です。

Dưới đây là những câu thơ nổi tiếng nhất ở Việt Nam.

"Trăm năm trong cõi người ta  Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu  Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

百年、それは人の命の長さ。一人の人に非常に優れた才能と恵まれた人生が共に授けられることはありません。五百年、それは海を桑畑に変えるほどの長さ。その間には、数多くの痛ましい出来事がおこるもので、佳人が不運に付きまとわれることも少なくありません。(佐藤清二訳)

Một trăm năm là độ dài cuộc đời của con người. Không có ai sẽ vừa có tài năng ưu tú phi thường và vừa có một cuộc sống hạnh phúc. Năm trăm năm là độ dài mà biển có thể thay đổi thành nương dâu. Trong khoảng thời gian đó, vì có rất nhiều sự kiện đáng tiếc xảy ra, nên không ít những người hồng nhan lại bạc phận. (Dịch bởi Sato Seiji)

 

この詩は、一行目前から6番目の「ta」、二行目前から6番目の「dâuđau」同じ音が現れています。これを「韻(いん」を踏む」といいます。ベトナムの詩は韻を踏むのが特徴です。

Trong bài thơ này, chữ thứ sáu "ta" và "là" của dòng đầu tiên, chữ thứ sáu "dâu" và "đau" của dòng thứ hai xuất hiện những âm tiết giống nhau. Đó gọi là "chồng vần điệu".

 

これに対して、日本の俳句や短歌には5音と7音が交互に現れます。この5/7/5/7の繰り返しは日本人の耳に心地よく響きます。そのリズムは日本人の遺伝子に組み込まれているようで、遠い祖先から現在まで、そして今後もずっと続いていくでしょう。

Trái ngược lại thơ Việt nam thì thơ Haiku và Đoản ca của Nhật Bản có 5 âm và 7 âm xuất hiện xen kẽ nhau. Sự lặp đi lặp lại 5/7/5/7 này gây ra tiếng vang vọng dễ chịu trong tai người Nhật. Có vẻ như là từ ngày xưa đã có sự kết hợp giữa các gen của người Nhật.

 

 

 

 

 

 

【有名な俳人、歌人、詩人 Những nhà thơ nổi tiếng

 

松尾芭蕉  Matsuo Basho 

16441694。俳句芸術として完成させた人。10代後半から俳句を作り始め、江戸で武士や商人に俳句を教えたり、東北や関西など各地を旅しながら数多くの俳句や紀行文を発表しました。自然や人々の生活を感情豊かに、しかも親しみやすく表現し、俳句を高度な文芸にまで引き上げました。俳句の聖人として世界的にも有名です。 

16441694. Người đã nâng thơ Haiku lên tầm nghệ thuật. Ông bắt đầu làm thơ Haiku từ năm 15, 16 tuổi, rồi dạy làm thơ cho võ sĩ và thương nhân tại Edo. Ông vừa đi du lịch ở khắp các vùng miền từ Tohoku đến Kansai vừa sáng tác rất nhiều bài thơ Haiku cũng như viết thể loại văn học kỷ hành. Nhà thơ đã nâng thơ Haiku lên tầm nghệ thuật cao quý qua việc mô tả thiên nhiên cũng như cuộc sống của con người đầy cảm xúc với lối diễn đạt gần gũi. Ông nổi tiếng khắp thế giới như là một vị thánh về thơ Haiku. 

 

与謝蕪村  Yosa Buson 

17161784。俳人と同時に第一級の画家でもあり、東京国立博物館などには国宝級の絵画が残されています。蕪村の俳句が抒情的でありながら写実的でもあるのは画家としての観察によるものでしょう。芭蕉を尊敬し、目標としていました。 

1716-1784. Nhà thơ Haiku và cũng là một họa sĩ hàng đầu với những bức họa thuộc hàng bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia Tokyo. Thơ Haiku của Buson vừa trữ tình vừa chân thực có lẽ đến từ quan sát của một họa sĩ. Ông ngưỡng mộ Basho và coi đó là mục tiêu để phấn đấu.

 

小林一茶  Kobayashi Issa 

17631828。江戸時代の代表的な俳人の一人。3歳の時に母を亡くしましたが、新しい母とうまくいきませんでした。14歳の時に江戸(えど=東京の昔の名前)に出て働きました。39歳で故郷に帰り、52歳で結婚しました。しかし、妻も4人の子供たちも病気で死んでしまいました。そのような苦しい家庭環境でしたが、一茶の俳句には優しい心が感じられます。 

17631828. Một trong những nhà thơ Haiku tiêu biểu của thời kỳ Edo. Năm 3 tuổi, mẹ ông mất, ông lại không hòa hợp với mẹ kế. Năm 14 tuổi, ông đến Edo (tên trước đây của Tokyo) làm việc. 39 tuổi, ông quay về quê cũ, 52 tuổi thì lấy vợ. Tuy nhiên, cả vợ và 4 người con của ông đều chết vì bệnh tật. Mặc dù gia đình gặp nhiều bất hạnh cay đắng như vậy, nhưng trong thơ Haiku của Issa, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tấm lòng nhân hậu của ông.

 

石川啄木  Ishikawa Takuboku 

18861912病気のため26歳の若さで亡くなりましたから、短歌を作ったのは10年間ぐらいです。青春の悲しみや生活の苦しさを歌い、中学校や高校の教科書に載るなど、現代の多くの若者にも愛されています。 

1886-1912. Có khoảng 10 năm sáng tác Đoản ca trước khi qua đời ở tuổi 26 khi còn rất trẻ vì bệnh tật. Thường viết về nỗi buồn của thanh xuân hay sự cay đắng trong cuộc sống. Thơ ông được in trong sách giáo khoa bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Nhiều bạn trẻ hiện đại cũng yêu Takuboku.

 

 若山牧水  Wakayama Bokusui 

18851928。旅が好きで、関西、東北、北海道など全国を回り、その土地の短歌を残しました。また、酒を愛し、一日に2リットル近くも飲んだそうです。石川啄木しまれている歌人です

18851—1928. Là một người thích du lịch, đi vòng quanh đất nước từ Kansai, Tohoku hay Hokkaido và đã để lại nhiều bài Đoản ca về những vùng đất mà ông đã đi qua. Ông cũng là người thích uống rượu, nghe đồn một ngày uống tới gần 2 lít. Ông là nhà thơ được yêu thích nhất, cùng với Ishikawa Takuboku.

 

金子みすゞ  Kaneko Misuzu 

1903年に生まれ、1930年に26歳の若さで亡くなりました。もう100年も前の人ですが、現代の多くの若者に愛されています。みすゞの詩は易しい言葉で優しい心を表しています。みすゞは3歳のときに父親が亡くなり、16歳の時に母親が別の男性と再婚し、自分自身も26歳の時に離婚し、そしてこの世を去りました。そのような厳しい人生であったにも関わらず、いや、そのような人生であったからこそ、みすゞのまなざしはいつも小さいもの、弱いもの、名もないもの、必要ないと思われるものに向けられています。今、若い人たちは多くの問題を抱えています。いじめ、競争、就職、貧困。みすゞの詩には苦しんでいる若者たちの心にひびく優しさがあります。 

Kaneko Misuzu sinh năm 1903 và qua đời vào năm 1930 ở tuổi 26 khi còn rất trẻ. Tuy là người sinh ra từ hơn 100 năm về trước nhưng bà vẫn được nhiều bạn trẻ của thời đại bây giờ yêu mến. Thơ của Misuzu dùng những từ ngữ rất dễ hiểu thể hiện một trái tim nhân hậu. Misuzu mất cha năm 3 tuổi và đến năm 16 tuổi thì mẹ tái hôn với một người đàn ông khác, rồi bản thân bà cũng li dị năm 26 tuổi và qua đời sau đó. Mặc dù cuộc đời đầy song gió như thế, mà không, chính vì cuộc đời trắc trở ấy nên ánh mắt của Misuzu lúc nào cũng hướng về những thứ bị coi là nhỏ bé, yếu ớt, vô danh và không cần thiết. Ngày nay, lớp trẻ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như việc bắt nạt, canh trạnh, việc làm, nghèo khó… Sự nhân hậu trong thơ của Misuzu đã chạm tới trái tim của các bạn trẻ đang gặp khó khăn.