漢字の話  漢字の勉強 四つの方法    

Chuyện về Chữ Hán  Bốn Phương Pháp Học chữ Hán

 

日本語を勉強する皆さんの中には「漢字は面白い」「漢字が好き」と言う人もいます。しかし、多くの皆さんは漢字はとても難しいと感じているのではないでしょうか。その理由は次のようです。

Trong số các bạn học tiếng Nhật cũng có người nói rằng “Học chữ Hán rất thú vị”, “Tôi thích học chữ Hán”. Nhưng có lẽ phần đông các bạn cảm thấy chữ Hán rất khó học. Theo tôi có 4 lý do sau đây :

 

1.  ベトナム語は30ほどの文字と記号ですべてを書き表せるが、漢字は何百、何千もあって覚えら

    れない。                                                                                                                                   

      Tiếng Việt chỉ có chừng 30 chữ cái là có thể ghi chép được tất cả ngôn ngữ tiếng Việt. Còn chữ Hán thì        có tới hàng trăm, hàng nghìn chữ rất khó nhớ.

2.  似たような形や似たような音の漢字が多く、区別が難しい。

        Có nhiều chữ Hán hình dáng gần giống nhau, cách phát âm cũng na ná như nhau, rất khó phân biệt.

3.  一つの漢字に読み方がいくつもあって混乱する。

     Một chữ Hán có tới mấy cách đọc nên dễ bị nhầm lẫn.

4.  画が多くて複雑。

     Chữ Hán có nhiều nét, rất phức tạp.

 

上のどの理由も正しいです。しかし、そのように難しいと思える漢字の勉強にもしっかり覚えられて簡単には忘れない方法があるのです。例えば、何千もある漢字を共通のグループに分け、そのグループごとに特徴を知る方法です。また、漢字は元々は山や水や木などものの形を表す文字、つまり「絵」ですから、ある漢字の元の形はどんな絵なのかを知る方法も有効です。複雑に見える漢字も簡単なパーツに分けることができます。パーツの意味が分かれば、それらを組み合わせた複雑な漢字の意味も想像しやすくなります。機械的に覚えようとするのではなく、漢字の成り立ちを理解しましょう。

Tất cả 4 lý do trên đều đúng. Nhưng có một phương pháp phải học thật chắc và không quên những chữ Hán mà mọi người cho rằng rất khó như các lý do kể trên. Ví dụ: Đó là phương pháp chia hàng nghìn chữ Hán ra thành từng nhóm, mỗi nhóm có đặc điểm riêng. Chữ Hán vốn dĩ là loại văn tự tượng hình như chữ “sơn, thủy, mộc” (, , ) nghĩa là “núi, nước, cây”, có nghĩa là mỗi chữ là một hình vẽ hay một bức tranh, cho nên nếu biết được một chữ Hán nào đó vốn dĩ có hình vẽ như thế nào thì đây sẽ là cách học có hiệu quả. Ngay đến chữ Hán trông rất phức tạp cũng có thể chia ra thành các bộ phận đơn giản. Nếu ta hiểu được nghĩa của các bộ phận đơn giản ấy thì sẽ có thể dễ dàng suy ra nghĩa của chữ Hán phức tạp bao gồm các bộ phận đơn giản được ghép lại ấy. Tất nhiên không phải nhớ một cách máy móc, mà ta nên tìm hiểu quá trình hình thành của chữ Hán.

 

1. 漢字は絵だ!abcとは違う。成り立ちを覚える。

    Chữ Hán là hình vẽ, khác với chữ la-tinh abc. Cần tìm hiểu quá trình hình thành của chữ Hán.

   象形文字 Chữ Tượng hình  

   指示文字 Chữ Chỉ thị:上  

   会意文字 Chữ Hội ý:木  

   形声文字 Chữ Hình thanh:飯  

 

2. 部首を覚える。

    Nhớ các Bộ thủ.

    例えば、

     Ví dụ

    へん        Bộ bên trái (gọi là Hen):泳        

    かんむり Bộ bên phải (gọi là Kanmuri):家     

    かまえ    Bộ xung quanh (gọi là Kamae):国      

    たれ       Bộ cạnh trên (gọi là Tare):広      

 

3. 関連付けてえる

      Nhớ những chữ Hán liên quan.

    えば

      Ví dụ

    反対漢字  Những chữ Hán trái nghĩa:新       

    仲間漢字  Những chữ Hán cùng nhóm:日       

 

4. 頭だけではない。手(書く)、口(読む)、耳(聞く)も使う。

     Không những chỉ có “đầu”, mà còn dùng “tay”, “miệng” và “tai”.

 

それでは次回からもう少し具体的に漢字の成り立ちや部首について説明していきましょう。

Từ lần sau, thầy sẽ giải thích một cách cụ thể hơn về nguồn gốc và bộ thủ v.v. của chữ Hán.

 

 

 

漢字の話  漢字の成り立ち~    

Chuyện về Chữ Hán 

   ~Quá trình hình thành

 

文字は、ローマ字やひらがな・かたかなのように形と音を表すものと、漢字のように形、音に加え、意味をも表すものがあります。漢字は今から3500年以上も前に中国で作られました。初めは物の形を写した絵文字でしたが、形で表現できない抽象的(チュショウテキ)な観念(カンネン)や物事の関係など次第に複雑(フクザツ)な事柄(ことがら)を表せるように工夫されました。漢字はその成り立ちによって次の四つに分けられます。 

Về văn tự có hai loại : văn tự biểu âm là loại ký hiệu có hình và âm như chữ cái La-tinh, Hiragana và Katakana (chữ mềm và chữ cứng trong tiếng Nhật), văn tự biểu ý là loại ký hiệu có hình, âm và nghĩa như chữ Hán. Chữ Hán được tạo ra ở Trung Quốc cách ngày nay hơn 3500 năm. Đầu tiên chữ Hán là loại văn tự vẽ, miêu tả hình dáng các đồ vật. Về sau dần dần người ta tìm mọi cách để thể hiện những sự vật phức tạp như những khái niệm trừu tượng, những mối quan hệ của sự vật mà hình vẽ không thể thể hiện được. Chữ Hán được hình thành theo 4 nguyên lý cơ bản sau đây.

 

1. 象形(ショウケイ)文字  Chữ tượng hình

  「日、月、山、川、木、目、手、女」のように自然物や体の形を 

   線で写した絵文字です。象形文字をもとにして別の漢字が多く作

   られています。

    Là loại văn tự vẽ miêu tả các vật tự nhiên, hình dáng các đồ vật và cơ 

    thể con người như những chữ “nhật, nguyệt, sơn, xuyên, mộc, mục, thủ, 

    nữ”. Trên cơ sở những chữ tượng hình như trên, người ta đã tạo ra 

    được nhiều chữ Hán khác.

 

2. 指示(シジ)文字  Chữ chỉ thị

  「一、二、三、上、下」など絵で表すことができない事柄を

   点や線などの記号で表した文字です。 

    Là loại văn tự dùng các ký hiệu như dấu chấm, đường kẻ để miêu tả      sự vật mà hình vẽ không thể miêu tả được như những chữ “nhất, nhị,      tam, thượng, hạ”.

 

3. 会意(カイイ)文字  Chữ hội ý

    いくつかの漢字を合わせて複雑な意味を表す文字で 

    す。例えば、木を二つ合わせて「林」、三つ合わせ

    て「森」を表したり、口と鳥を合わせて「鳴」、日

    と月を合わせて「明」を表します。 

      Là loại văn tự thể hiện nghĩa phức tạp bao gồm một số

      chữ Hán ghép lại. Ví dụ: Hai chữ mộc (= cây) ghép lại

      thành chữ lâm (= rừng). Ba chữ mộc ghép lại thành chữ

      sâm (= rừng sâu, rừng rậm). Ghép chữ khẩu (=

      miệng) với chữ điểu (= con chim) thành chữ minh (=

      chim hót). Ghép chữ nhật (= mặt trời) với chữ nguyệt

      (= mặt trăng) thành chữ minh (= sáng sủa).

 

4. 形声(ケイセイ)文字  Chữ hình thanh

    意味を表す部分(形)と音を表す部分(声

    =音)を合わせた文字です。例えば、

   「河」はが水を意味を、右がカという音

    を表します。「貸」は上がタイという音

    を、下がお金に関係のあることを表しま

    す。また、「固」は外がかこむという意味を、中がコという音を表します。漢字全体の約90%が形成文字だと言われています。

Là loại văn tự ghép giữa bộ phận chỉ nghĩa (Hình) với bộ phận chỉ âm (Thanh). Như vậy chữ Hình thanh là loại văn tự có hai bộ phận: bộ phận chỉ nghĩa (bộ thủ) và bộ phận chỉ âm (chữ Hán cái). Ví dụ chữ (= sông lớn) gồm có bộ chấm thủy () ở bên trái chỉ nghĩa là “nước”, bên phải là chữ khả (= chỉ âm đọc là ka). Chữ thải (= nghĩa là cho vay, cho mượn) phần trên đầu là chữ đại (= chỉ âm đọc là tai) phần dưới là bộ bối (= chỉ mối quan hệ đến tiền bạc). Còn chữ cố (= chỉ âm đọc là ko), bên ngoài là bộ khung quốc (= chỉ nghĩa vây quanh) , bên trong là chữ cổ (= chỉ âm đọc là ko) có nghĩa là cố thủ, cố hữu. Người ta nói rằng có khoảng 90% tổng số những chữ Hán là chữ Hình thanh.

  

 

漢字  部首~    

Chuyện về Chữ Hán  Bộ Thủ

 

漢字には「人、力、口、竹、門」のように物の形を描いてできた文字で、それ以上に細かく分けられないものがあります。また、「全、動、味、答」のように人と王、重と力、口と未、竹と合の二つに分けたり、「闘」のように門と豆と寸の三つに分けられるものがあります。 

Trong số những chữ Hán có loại được hình thành để miêu tả hình dáng của đồ vật, cây cối, con người như “nhân, lực, khẩu, trúc, môn” nghĩa là “người, sức lực, miệng, cây tre, cái cổng”, những chữ này không thể tách ra thành các bộ phận nhỏ hơn được. Đồng thời cũng có loại có thể tách ra thành hai bộ phận (chữ) như chữ toàn () tách ra thành chữ nhân ở bên trên và chữ vương ở bên dưới (+) . Chữ động () tách ra thành chữ trọng ở bên trái + chữ lực ở bên phải (+). Chữ vị () tách ra thành chữ khẩu + vị (+). Chữ đáp () tách ra thành bộ trúc ở trên với chữ hợp ở dưới (+). Chữ đấu () có thể tách ra thành 3 chữ là môn +đậu + thốn (++). 

会意や形声の方法によって多くの文字ができてくると、それを分類し、整理する必要があります。そこで、意味や音の似たものをまとめ、同じグループにいれておくと探すのに便利です。この「意味や音の似たもの」を代表する字、または目印になる字を部首(ブシュ)といいます。例えば、上の「人、力、口、竹、門」などです。部首は部=なかま、首=最も重要なものという意味です。

Khi nhiều chữ được hình thành theo phương pháp Hội ý, Hình thanh thì cần phải được phân loại, chỉnh lý. Vì vậy, để tiện lợi cho việc tra cứu, các nhà nghiên cứu đã tập hợp những chữ giống nhau về nghĩa, về âm rồi đưa vào cùng một nhóm. Những chữ tiêu biểu cho loại giống nhau về nghĩa và âm, hoặc những chữ trở thành ký hiệu được gọi là Bộ thủ. Ví dụ: những chữ đã nêu ở trên là “nhân, lực, khẩu, trúc, môn”. Bộ thủ được định nghĩa là “Bộ phận quan trọng nhất trong nhóm”.

 

部首は全部で200以上ありますが、その中で主なものは30ぐらいです。漢字の半分ぐらいはその30部首に属しています。

Tất cả có trên 200 bộ thủ, nhưng những bộ thủ quan trọng chỉ có khoảng 30 bộ. Và có khoảng một nửa số chữ Hán thuộc vào 30 bộ thủ quan trọng ấy.

 

ほとんどの漢字は左と右、上と下、内と外、左上と右下、左下と右上などの組み合わせでできています。

Hầu hết các chữ Hán đều được sắp xếp các bộ thủ theo vị trí bên trái và bên phải, bên trên và bên dưới, bên trong và bên ngoài, cạnh trên trái và cạnh dưới phải, cạnh đưới trái và cạnh trên phải v.v.

 

 

 

漢字の話 音と訓~    

Chuyện về Chữ Hán ON và KUN

 

多くの場合、漢字の読み方は一つだけでなく、いくつもあります。読み方を大きく分けると「音読み」と「訓読み」があります。音読みは漢字の中国での読み方を日本語の発音で読むもので、漢字がいつ日本に伝わったかや中国のどの地方から伝わったかによって読み方が違います。例えば、「生」という漢字は初めに日本に来た紀元前後から6世紀頃までは揚子江(ヨウスコウ)下流地方から「ショウ」として伝わりました。生涯(ショウガイ)、一生(イッショウ)などです。その後、8世紀中ごろに長安(チョウアン)地方からは「セイ」として伝わりました。これには生活(セイカツ)、学生(ガクセイ)などがあります。

Nhiều trường hợp cách đọc của chữ Hán không phải chỉ có một mà có tới vài cách đọc. Cách đọc chữ Hán được phân chia thành hai loại lớn là “Cách đọc ON” và “Cách đọc KUN”. Cách đọc ON là cách đọc của cách phát âm tiếng Nhật được phỏng theo cách đọc chữ Hán của tiếng Trung Quốc, cho nên cách đọc ON sẽ khác nhau tùy theo chữ Hán đó được đưa vào Nhật Bản vào thời gian nào hoặc được đưa vào từ địa phương nào của Trung Quốc. Ví dụ: Chữ sinh () lần đầu tiên được đưa vào Nhật Bản từ vùng hạ lưu sông Dương tử khoảng công nguyên đến khoảng thế kỷ thứ 6 như những từ sinh nhai (生涯 đọc là shoogai), nhất sinh (一生 đọc là isshoo) v.v. Sau đó đến khoảng thế kỷ thứ 8, chữ sinh được đưa từ vùng Trường An và được đọc là sei như những từ sinh hoạt (生活 đọc là seikatsu), học sinh (学生 đọc là gakusei) v.v. 

一方、訓読みは漢字の意味を日本語に訳した読み方で、これも一つだけとは限りません。例えば、上の「生」は生(う)む、生(う)まれるなどの「う-」と生(い)きる、生き物(いきもの)などの「い-」があります。これは「生」の持っている意味を日本語の「うむ」「いきる」に訳して読むからです。 

Còn cách đọc KUN là cách đọc dịch theo nghĩa chữ Hán ra tiếng Nhật và cách đọc KUN cũng không phải chỉ có một mà còn có nhiều hơn cách đọc ON. Ví dụ: như chữ sinh đã nói ở phần trên có những cách đọc sau: đọc là “u-” trong từ 生( đọc là umu, nghĩa là đẻ (con), 生(まれる đọc là umareru, nghĩa là được sinh ra. Đọc là “i-” trong từ 生(きる đọc là ikiru, nghĩa là sống (trong từ sinh sống, sống chết),  đọc là ikimomo, nghĩa là sinh vật. Như vậy là chữ sinh () có hai cách đọc KUN khi dịch nghĩa sang tiếng Nhật là hai động từ うむ  いきる nghĩa tiếng Việt là “đẻ” và “sống”. 

 

 

 

漢字の話  カタカナとひらがな~    

Chuyện về Chữ Hán 

Katakana và Hiragana

 

文字がない時代はコミュニケーションは話し言葉だけで行っていましたが、社会が進歩すると、漢字・漢文で物事を記録する必要が出てきました。しかし、漢字・漢文は中国のものですから、日本人の思想や感情を的確に表すには十分ではありませんでした。

Trong thời đại không có chữ viết, người ta đã trao đổi thông tin với nhau bằng ngôn ngữ nói. Khi xã hội phát triển đã xuất hiện loại văn tự cần để ghi chép sự vật bằng chữ Hán - Hán văn. Thế nhưng, chữ Hán - Hán văn là của Trung Quốc, nên loại văn tự này không thể diễn tả một cách đầy đủ và chính xác những tư tưởng, tình cảm của người Nhật.

 

そこで、漢字の意味とは関係なく、その音や意味を借りて日本語の音を表す「万葉仮名(マンヨウがな)」が作られました。例えば、「也末(やま)=山」、「波流(はる)=春」、「阿米(あめ)=天」などです。

Do đó, người Nhật đã tạo ra một loại văn tự mượn âm và nghĩa của chữ Hán chỉ để ghi âm của tiếng Nhật, gọi là 万葉仮名 Manyogana mà không có liên quan gì đến nghĩa. Ví dụ: 也末(やまghi bằng hai chữ Hán “Dã mạt” đọc là “yama” nghĩa là “núi”. 波流(はるghi bằng hai chữ Hán “ba lưu” đọc là “haru” nghĩa là “mùa xuân”. 阿米(あめghi bằng hai chữ Hán “a mễ” đọc là “ame” nghĩa là “bầu trời” v.v. 

やがて、漢字の一部だけを使って簡単にしたカタカナや漢字全体を柔らかくくずしたひらがなが作られました。例えば、カタカナは「阿」の左を使って「ア」、「伊」の左を使って「イ」、「宇」の上を使って「ウ」のように、またひらがなは「安あ」「以い」「宇う」のようにです。

Trong khi đó người Nhật lại tạo ra một loại văn tự sử dụng một bộ phận của chữ Hán viết đơn giản hơn được gọi là Katakana (ở Việt Nam thường gọi là chữ cứng) và một loại nữa viết theo lối viết thảo của chữ Hán được gọi là Hiragana (ở Việt Nam thường gọi là chữ mềm). Ví dụ: Chữ a () của chữ cứng nguyên lấy bộ liễu leo trái của chữ Hán (a). Chữ i () của chữ cứng nguyên lấy bộ nhân đứng của chữ Hán (y).  Chữ u () của chữ cứng nguyên lấy bộ mái nhà của chữ Hán (vũ). Còn chữ a () của chữ mềm nguyên là cách viết thảo của chữ Hán (an). Chữ i () của chữ mềm nguyên là cách viết thảo của chữ Hán (dĩ). Chữ u () của chữ mềm nguyên là cách viết thảo của chữ Hán (vũ).

 

現在では日本語は多くは漢字とひらがなで書き、外来語や声・音などはカタカナで書きます。

Hiện nay, tiếng Nhật phần nhiều được viết bằng chữ Hán xen lẫn với Hiragana, còn

Katakana thì chỉ để ghi từ ngoại lai, ghi âm thanh v.v.

 

 

 

漢字の話  読経唱和~    

Chuyện về Chữ Hán  Độc kinh Xướng hòa

 

「漢字の話」の第1回目で「漢字の勉強 四つの方法」についてお話をしました。

Trong "Chuyện về Chữ Hán" đầu tiên, thầy đã nói về "Bốn Phương Pháp Học chữ Hán".

 

1. 漢字abcとは成り立ちを覚える。

    Chữ Hán là hình vẽ, khác với chữ la-tinh abc. Cần tìm hiểu quá trình hình thành của chữ Hán.

2. 部首を覚える。

    Nhớ các Bộ thủ.

3. 関連付けてえる

     Nhớ những chữ Hán liên quan.

4. 頭だけではない。手(書く)、口(読む)、耳(聞く)も使う。

     Không những chỉ có “đầu”, mà còn dùng “tay”, “miệng” và “tai”.

 

今回はその4番目について考えます。つまり、漢字の勉強に頭で考えることはもちろん、手で書いて覚えます。さらに、口(読む)と耳(聞く)も加えるのです。

Lần này chúng ta suy nghĩ về điều thứ tư. Tức là, tất nhiên, khi học Kanji, các bạn cần phải tự mình suy nghĩ bằng đầu và viết bằng tay. Ngoài ra, miệng (đọc) và tai (nghe) được thêm vào.

漢字には訓読みと音読みがあることを第4回で勉強しました。この音読みは漢字の中国での読み方を日本語の発音で読むものです。実はベトナム語にも固有の読み方と中国語読みがあります。ですから、中国語読みを仲立ちにして、日本語とベトナム語の音はとてもよく似ています。つまり、漢字の勉強で皆さんは日本語をベトナム語に引き寄せ、類推することができるのです。これは欧米やタイ、マレーシア、インドネシアなどの学習者とはまったく違う、ベトナムの皆さんにとって有利な点です。

Chúng ta đã học trong "Chuyện về Chữ Hán" lần thứ 4 rằng chữ Hán có cách đọc KUN và cách đọc ON. Cách đọc ON này là cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc với cách phát âm tiếng Nhật. Thực ra tiếng Việt cũng có cách đọc riêng và cách đọc tiếng Trung. Vì vậy, với cách đọc tiếng Trung là trung gian, âm của tiếng Nhật và tiếng Việt rất giống nhau. Nói cách khác, khi học chữ Hán, các bạn có thể chuyển từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và loại suy. Đây là một lợi thế cho các bạn Việt Nam, khác biệt hoàn toàn với những người học ở Châu Âu, Châu Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, v.v.

 

一例をあげます。(どれほど似ているかを示すため、ベトナム語もカタカナで書きます。)

Thầy sẽ cho bạn một ví dụ. (Tiếng Việt cũng được viết bằng Katakana để cho thấy chúng giống nhau như thế nào.)

             日本語                              ベトナム語       

漢字          カンジ                      ハントゥ Hán t

中国    チュウゴク    チュンクォック Trung Quốc

発音       ハツオン                ファッアム phát âm

固有          コユー                 コーヒウ cố hữu

類推       ルイスイ                 ロアイスイ loại suy

漢字学習は、学生一人一人が字を見ながら、手で書きながら行うことが多いですが、「音声を聞く」「音声を発する」のも有効です。教師と学生、あるいは学生同士で一方が日本語で、もう一方がベトナム語で、声を出し合いながらキャッチボールするのです。それは、お寺のお坊さんが読経唱和をするようにです。読経唱和は教室でのグループ間だけでなく、自室で自分一人で行うこともできます。上の表のように、ある課で勉強する漢字を書きだし、日本語とベトナム語を並べて練習してください。明るく大きな声で楽しく勉強般若心経してください。次の動画を見てください。般若心経     (漢字の話 おわり)

Việc học chữ Hán được thực hiện bởi mỗi học sinh vừa nhìn vào các chữ cái vừa viết bằng tay, nhưng "Nghe âm thanh" và "Nói ra âm thanh" cũng rất hiệu quả. Giữa giáo viên và học sinh hoặc là giữa sinh viên và sinh viên, một bên nói bằng tiếng Nhật và một bên kia nói bằng tiếng Việt. Nó giống như những nhà sư Phật giáo đọc kinh và hớp xướng. Các bạn có thể thực hành đọc kinh hợp xướng không chỉ theo nhóm trong lớp học, mà còn trong phòng riêng của các bạn. Như trong bảng trên, hãy viết ra các chữ Hán trong một bài học. Luyện tập chúng song song với tiếng Nhật và tiếng Việt. Các bạn hãy học vui trong một giọng nói sáng và to. Các bạn hãy xem video sau: Bát Nhã Tâm Kinh 般若心経       (Chuyện về Chữ Hán kết thúc)